-3-

Nước Cha Trị Đến bằng

TINH THẦN BÉ NHỎ 

Đức Giám Mục Bùi Tuần

 

 

N

ước Trời không phải là một thế lực. Không thể căn cứ vào số người rửa tội, đi lễ đọc kinh, để phỏng đoán được h́nh ảnh nước trời. Không ai vẽ được bản đồ của nước trời. Không ai thống kê được số người của nước trời. Bởi v́ nước trời là một thứ đời sống nội tâm: Những nội tâm có tinh thần của Chúa hướng dẫn, những nội tâm có sự sống của Chúa Ba Ngôi ngự trị, những nội tâm khao khát và gắn bó với chân lư, t́nh thương, hoà b́nh và ân sủng được tràn lan.

 

Khi Chúa Giêsu dạy ta cầu xin cho Nước Chúa trị đến, th́ rơ ràng Chúa muốn ta cộng tác vào việc Nước Chúa trị đến. Thực sự, Chúa vẫn chủ động với con người. Ơn Chúa đến bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng tiếp nhận hay không, nhiều hay ít, là chuyện của mỗi người. Và đó chính là điểm then chốt Chúa kêu gọi ta cộng tác.

 

Nói đến cộng tác với Chúa, chúng ta tự nhiên suy nghĩ đến cầu nguyện, bí tích, và nhiều việc đạo đức khác. Nghĩ như thế cũng đúng thôi. Nhưng những việc ấy không miễn cho ta khỏi những lựa chọn.

 

Mỗi lời của Chúa Giêsu có thể gợi ư cho ta chọn lựa thái độ. Lời đó là: “Ta nói thực với các con, nếu các con không trở nên giống như trẻ nhỏ, các con sẽ không thể vào Nước Trời” (Mt.18:3). Theo lời Chúa trên đây, th́ thái độ trẻ nhỏ là một thái độ tốt, thái độ cần, không những để vào Nước Trời, mà cũng để cộng tác vào Nước Cha trị đến.

 

Trước hết, thái độ trẻ nhỏ là thái độ hồn nhiên. Trẻ nhỏ sống hồn nhiên. Hồn nhiên là cái ǵ tự phát. Cái hồn nhiên, cái tự phát mạnh mẽ nhất của trẻ nhỏ là t́nh thương. Nó hiểu bằng t́nh thương. Nó diễn tả bằng t́nh thương. Nó thích được yêu thương. Nó tin vào một người, chỉ khi nào nó cảm thấy người đó thương nó. Thuyết phục nó bằng lư lẽ không có hiệu quả, nếu không kèm theo t́nh thương. T́nh thương là ngôn ngữ hồn nhiên nhất của trẻ nhỏ. Nó nhận ra các mối quan hệ qua ngôn ngữ đó.

 

Đọc Phúc Aâm, ta thấy Chúa Giêsu cũng đem nước trời đến với con người qua ngôn ngữ yêu thương. Giacôbê, Gioan, Phêrô thấy người dễ mến, th́ theo Người, chứ lúc ấy các tông đồ đâu có biết ǵ về giáo lư Chúa dạy. Dần dà họ mới được nghe Chúa giảng. Có điều họ hiểu, có điều họ không hiểu. Nhưng dù hiểu dù không, họ cũng tin lời Thày ḿnh. Bởi v́ họ biết ḿnh được Thày thương nhiều lắm. Mến Thày, và được Thày thương, nên tin lời Thày. Mến Người nên tin Người, tin Người nên tin lời Người, và càng tin th́ lại càng mến. Cứ thế tin và yêu quyện lấy nhau khăng khít.

 

T́nh yêu của Chúa Giêsu đối với họ cũng như đối với đồng bào có tính cách hồn nhiên. Thấy dân đói, tức th́ Chúa lo sao cho có bánh. Thấy người bệnh, tức th́ Chúa ra tay cứu chữa. Thấy gia đ́nh Lazarô khóc, Chúa nức nở khóc, lật đật đi vào mồ, truyền cho xác sống lại. Mọi t́nh thương hồn nhiên, tự phát, phản ứng tự nhiên của một tấm ḷng giầu t́nh thương.

 

Hôm nay kẻ cộng tác trong việc Nước Cha trị đến tưởng cũng cần như thế. Tôi gặp một người, th́ Tin Mừng Nước Trời thực tế nhất tôi có thể đem đến cho họ, là cho họ thấy, họ đang được Thiên Chúa yêu thương qua bản thân tôi đang yêu thương và kính trọng họ. Nếu tôi có thể làm được chỉ chừng ấy thôi, th́ cũng đáng mừng rồi. Chúa sẽ làm tiếp. Đức tin là một ân huệ của Chúa. Tôi vẫn nghĩ rằng, đâu có t́nh yêu thương th́ ở đấy có Đức Chúa Trời. Có thể đó là niềm vui của trẻ nhỏ. Nhưng niềm vui trẻ nhỏ đó thực sự đă được minh chứng bằng vô số kết quả tốt.

 

Một thái độ khác, đặc điểm của trẻ nhỏ là thích những ǵ bé mọn.

 

Trẻ nhỏ ưa chọn những ǵ nhỏ. Nó bằng ḷng với niềm vui bé nhỏ. Nó thích chơi những bạn bè nhỏ. Chúa Giêsu, dù là Đức Chúa Trời, cũng đă đến với con người trong những h́nh thức bé nhỏ. Đứa trẻ thơ trong hang đá Bêlem. Người thợ ở Nazarét. Người dân thường trong ba năm rao giảng. Người bị đóng đanh trên thánh giá. Tất cả mọi chặng đường cuộc sống, Chúa Giêsu cứu thế đến trong h́nh thức bé nhỏ hèn mọn.

 

Khi làm phép lạ, Chúa Giêsu thường bảo người ta đừng nói ra. Khi dân chúng muốn tôn vinh Người làm vua, Người đă tránh. Người không muốn gây thanh thế. Người rất kị khoe khoang. Người chỉ muốn phục vụ đồng bào Người một cách âm thầm. Người làm nhiều hơn là giảng. Việc làm của Người là b́nh dị. Lời Người giảng cũng rất đơn sơ. Ngay việc Người huấn luyện tông đồ cũng trong giới hạn thực là nhỏ bé. Nhân sự quá ít. Nội dung học rất ít. Chuẩn bị chỉ có ba năm để làm linh mục, để làm giám mục, để làm giáo hoàng.

 

Nhưng chính qua những cuộc sống bé mọn ấy mà Nước Trời đă lan ra. Sự kiện trên đây khiến chúng ta lạc quan. Lạc quan về chỗ đứng khiêm tốn của Giáo Hội chúng ta. Lạc quan với các việc nhỏ mọn chúng ta làm. Lạc quan với những cộng đoàn nhỏ bé của chúng ta. Tôi có cảm tưởng là sức sống đang đem lại mùa xuân cho Giáo Hội, phát xuất từ những tâm hồn bé mọn, từ những cộng đoàn huynh đệ nhỏ bé, từ những gia đ́nh đức tin âm thầm. Nước Trời đến với trẻ nhỏ và qua các người giống như trẻ nhỏ.

 

Một thái độ nữa rất đáng chú ư nơi trẻ nhỏ là thích ứng.

 

Trẻ rất dễ thích ứng. Chuyện “Một Tâm Hồn” kể: Hồi c̣n nhỏ, bé Têrêsa đi chơi với một chị và nhiều người lớn. Đến một quăng đường nhỏ, một con ngựa đứng ngang cản lối. Các người lớn loay hoay t́m cách đuổi con ngựa đi. Con ngựa cứ đứng ́ ra đó. Đang lúc mọi người lớn bối rối, th́ bé Têrêsa cúi người xuống, chui qua bụng ngựa, đi sang bên kia một cách nhẹ nhàng. Những chuyện như thế, ta thấy rất thường có quanh ta.

 

Khả năng thích ứng của trẻ nhỏ rất lớn. Nhớ đó mà nó phát triển.

 

Kẻ lo cho Nước Chúa trị đến mà không muốn thích ứng như trẻ nhỏ sẽ tự cô lập ḿnh. Gần đây Giáo Hội đă có Công Đồng Vaticanô II, đă canh tân giáo luật, đă canh tân phụng vụ, đă xếp đặt lại giáo triều Rôma, đă tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ba năm một lần. Nhất là Giáo Hội đă có những đường hướng mới, thí dụ mục vụ đối thoại hơn hơn là mục vụ đánh vạ, phân quyền hơn là tập trung quyền, đa dạng mà thống nhất hơn là độc dạng mà chia ly.

 

Tại Việt Nam cũng có những thích ứng đáng kể. Như sự thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, sự chấp nhận h́nh thức kính thờ tổ tiên. Thư Chung 1980 với chủ trương sống tốt đời đẹp đạo. Các thích ứng trên đă đem lại nhiều kết quả tốt.

 

Trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi 1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI đă than phiền rằng: “Sự đoạn giao giữa Tin Mừng và văn hóa là một bi kịch của thời đại chúng ta” (số 20). Nghĩa là đạo trong một nước mà lại lạc lơng, đứng ngoài văn hóa của dân tộc đó, th́ thực là một bi kịch cho chính tôn giáo.

 

Về thích ứng, Thánh Phaolô đă có chủ trương táo bạo khi Người nói: “Tôi là Do Thái với người Do Thái, là Hy lạp với người Hy Lạp”.

 

Thích ứng, thích những sự bé nhỏ và t́nh thương hồn nhiên, đó là ba thái độ đang phát triển nơi mỗi người chúng ta. Thêm vào đó, mỗi ngày ở Việt Nam có hàng triệu lời cầu kinh ấy bay ra từ trái tim những người con Chúa hướng lên Cha trên trời giầu ḷng thương xót. Chỉ một sự kiện đó mà thôi cũng đủ cho tôi tin rằng Nước Chúa càng ngày càng trị đến trên quê hương Việt Nam yêu mến này, một Nước Chúa không là một thế lực, nhưng là những đời sống nội tâm chan ḥa t́nh yêu thương, yêu chuộng chân lư, hoà b́nh, gắn bó với ân sủng trong sự hiền lành và khiêm tốn của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ loài người.

 

 

(trích từ cuốn “Abba, Lạy Cha”)